Là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở Đài Loan, Hồ Nhật Nguyệt tọa lạc ở thị trấn Ngư Trì, thành phố Nam Đầu. Bao quanh hồ Nhật Nguyệt là quê hương của bộ tộc Thao, một trong những bộ lạc thổ dân của Đài Loan. Hồ Nhật Nguyệt ôm trọn trong lòng một hòn đảo nhỏ tên là Lalu. Sở dĩ có tên gọi là hồ Nhật Nguyệt là vì phần phía đông của hồ trông giống mặt trời trong khi phía tây lại giống như mặt trăng.
Nằm ở độ cao 748 m so với mực nước biển, hồ Nhật Nguyệt sâu 27m và có diện tích bề mặt khoảng 7.93 km2. Đảo Lalu giữa hồ được cho là mảnh đất thánh của bộ tộc Thao. Tương truyền rằng, khi đuổi theo một con nai trắng thì thợ săn Thao đã phát hiện ra Hồ Nhật Nguyệt. Hiện nay, người ta dựng lên một bức tượng hươu nai trắng bằng đá cẩm thạch trên đảo Lalu. Hồ và vùng nông thôn xung quanh đã được công nhận là một trong mười ba khu vực cảnh quan quốc gia ở Đài Loan.
Cùng với đó, rất nhiều các công trình kiến trúc được dựng lên ở nơi đây. Miếu Văn Võ đượckhởi công sau khi việc xây dựng con đập làm mực nước biển dâng cao buộc nhiều ngôi đền nhỏ khác phải dỡ bỏ. Tháp Từ Ân được xây dựng bởi Tổng thống Tưởng Giới Thạch vào năm 1971 để tưởng niệm mẹ của mình. Các ngôi chùa khác bao gồm chùa Huyền Trang và chùa Huyền Quang.
Khu vực xung quanh hồ có nhiều con đường mòn để đi bộ đường dài. Trong văn học Anh cổ, nó thường được gọi là hồ Candidius, theo tên của nhà truyền giáo người Hà Lan Georgius Candidius ở thế kỷ 17. Mặc dù không được phép bơi ở Hồ Nhật Nguyệt, nhưng mỗi năm lại có một cuộc đua kéo dài 3 km được gọi là lễ hội bơi được tổ chức vào tầm Trung thu. Trong những năm gần đây, số người tham gia đã lên đến hàng chục ngàn. Bên cạnh đó, còn có các lễ hội khác được tổ chức cùng thời điểm bao gồm pháo hoa, trình diễn laze và các buổi hòa nhạc.
Ngoài ra, nếu bạn muốn khám phá thế giới sinh vật ở đây hãy đến các khu rừng tự nhiên giáp ranh với những con đường để được ngắm nhìn các loài chim. Có rất nhiều loài chim sống ở độ cao trung bình như lách tách má xám, khướu mào Đài Loan, chim cuốc, chào mào Trung Quốc và chào mào đen.